Bắt đầu khi xâycăn nhà mới, nếu gia chủ nào có nhu cầu đập bỏ ngôi nhà cũ kỹ, dột nát để giải phóng mặt bằng thì lập tức những người làm nghề như phá dỡ nhà và mua lại đồ dùng sắt vụn đó gọi là nghề mua xác nhà đó là nghề rất hot hiện nay
Công nhân cầm khoan, quai búa phá dỡ xác nhà cũ giờ không nhiều người theo mà thường là những người đã trung thành với nghề.
Công việc rất đơn giản, trước khi xây dựng căn nhà mới, nếu gia chủ nào có nhu cầu đập bỏ ngôi nhà cũ kỹ, dột nát để giải phóng mặt bằng những đơn vị thu mua xác nhà cũ xuất hiện
Thông thường khi nhận một công trình, cánh thợ yêu cầu gia chủ cho phép “khảo sát hiện trường” để lên phương án phá dỡ. Nói thế thôi, chứ thực chất việc khảo sát này là nhằm đánh giá sơ bộ xem thợ sẽ “tận thu” được những gì từ đống gạch vụn kia.
Những căn nhà kiên cố, nhiều sắt thép sẽ mang lại cho những người “ăn xác” nhà như ông một khoản kha khá từ việc bán thép phế liệu. Đó là chưa kể đến những thứ vật tư khác mà gia chủ bỏ đi như thiết bị vệ sinh, cửa gỗ hay cánh cổng to cũng mang lại những khoản tiền lớn. Sau khi tính toán hết những “khoản thu tiềm ẩn”, thợ mới bắt đầu lên đơn giá phá dỡ nhà cũ tphcm
“Thường thì đã có giá chung. Nếu một căn nhà 3 tầng, diện tích khoảng 30-70m2 thì tiền công phá dỡ vào khoảng 5 triệu đồng” - ông Thoại nói. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc đàm phán công thợ, công máy móc, xe đổ phế thải như thế nào để có lợi nhuận tối đa.
“Tuy nhiên, với đơn giá đó thì tôi có thể bán đứt cho nhóm khác với giá hơn 20 triệu đồng để ăn chênh lệch. Thời gian đầu mới vào nghề, ông Thoại đã lỗ hơn 100 triệu đồng do đánh giá giá trị trang thiết bị nội thất cũng như lượng sắt phế liệu trong 2 căn nhà không chuẩn.
Xu hướng dân kinh doanh thu mua xác nhà cũ coi đó là nghề hót
so với làm trực tiếp, việc bán hợp đồng có nhiều cái lợi, ông dành thời gian đó đi săn những công trình “ngon ăn” hơn mà không phải chịu rủi ro tai nạn lao động.
Rút ra được điều đó tôi cũng đã phải trả giá bằng bao nhiêu năm mướt mồ hôi cầm khoan đến run tay. Cái nghề này, nếu cứ suốt ngày ôm cái khoan máy thì sớm muộn cũng bị bệnh”.
Làm việc trong điều kiện không trang thiết bị bảo hộ, vì mưu sinh, những người thợ này phải đánh cược cả tính mạng
về nguyên tắc, khi bắt tay vào việc mỗi công nhân sẽ được trang bị đồ bảo hộ cần thiết như mặt nạ, tai nghe, lưới an toàn, dây an toàn, áo khoác bảo vệ, biển báo, kính mắt và một số thiết bị bảo hộ khác phục vụ cho công việc. Nhưng trên thực tế, hầu hết anh em trong đội quân phá dỡ đều “tay không bắt giặc”. Một phần do kinh phí có hạn, một phần vì hầu hết các công trình đều nằm trong ngõ nhỏ, sát vách với các công trình khác nên dù có đeo dây bảo hiểm cũng chẳng biết mắc vào chỗ nào. Thế nên trang phục của họ hầu như chỉ là bộ quần áo rách, đôi dép tổ ong và chiếc mũ cối bạc màu. Bởi thế trong khi làm việc, việc họ bị chảy máu, xây xát chân tay do chạm phải kim tiêm, mảnh kính vỡ, dây sắt nhọn là “chuyện thường ngày”. Do đó, để tồn tại lâu dài với nghề, ngoài sức khỏe, họ buộc phải biết cách tự bảo vệ mình.
Lâu nay, nghề mua bán xác nhà cũ được dân trong nghề so sánh với nghề thu mua sắt phế liệu.
tâm sự, những chuyến đi “săn” công trình cũ luôn tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Có thể nói, lời lãi từ công trình đều do con mắt tinh tường của chủ thầu quyết định. Đồng hành cùng với chủ thầu còn có “đội quân” làm thuê. Do tính chất nguy hiểm, cần sức khỏe nên nghề này chỉ phù hợp với thanh niên trong độ tuổi 20-35..
|